Lần đầu tiên ô tô điện bán chạy hơn xe máy dầu
...cho đến ngoài sânGiá heo hơi hôm nay 14.5.2024: Bất ngờ thương lái 'vượt mặt' ông lớn
Về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT), Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm giao thông.Trong đó, Công an tỉnh Bình Dương tập trung xử lý vi phạm theo nhóm hành vi vi phạm là nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, ảnh hưởng đến trật tự ATGT.Trong năm 2024, trên địa bàn Bình Dương xảy ra 876 vụ tai nạn giao thông (giảm 41 vụ, tương ứng 4,47% so với cùng kỳ năm 2023), làm chết 434 người (giảm 87 người, tương ứng 16,69%), bị thương 589 người (giảm 72 người, tương ứng 10,89%), hư hỏng 1.370 phương tiện các loại (giảm 3 tiêu chí).Cũng trong năm 2024, lực lượng CSGT Bình Dương, công an các cấp phát hiện 200.451 trường hợp vi phạm giao thông, trật tự đô thị; qua đó xử phạt vi phạm hành chính 166.222 trường hợp với tổng số tiền trên 400 tỉ đồng.Lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương cho biết đơn vị này đang triển khai mô hình tuyến đường ATGT trên địa bàn và tiếp tục phối hợp các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai mô hình hệ thống camera giám sát giao thông trên các tuyến đường.Đáng lưu ý, công an các cấp ở Bình Dương tiếp tục tăng cường công tác tiếp nhận, xử lý thông tin, hình ảnh, clip phản ánh vi phạm về trật tự ATGT do người dân cung cấp qua Zalo của Phòng CSGT và công an các địa phương.
Thua đậm U.23 Ả Rập Xê Út, tình cảnh U.23 Thái Lan ngặt nghèo thế này đây!
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.
Đường Thi Vịnh nói về quyết định rời TVB sau 20 năm
Theo báo cáo thị trường 2024 của CBRE, trong năm qua, Hà Nội đón nhận hơn 6.300 sản phẩm nhà phố, biệt thự, tăng gấp đôi so với 2023. Trái ngược với đà tăng trưởng của Hà Nội, nguồn cung thấp tầng năm 2024 của TP.HCM chỉ hơn 230 căn, tăng gấp 8 lần so với 2023 nhưng chỉ bằng 10-20% trong giai đoạn 2016-2022. Giá bán tiếp tục neo cao ở cả hai thị trường trọng điểm. Tại Hà Nội, giá sơ cấp biệt thự, nhà phố đạt khoảng 220 triệu/m2, tăng 20% so với 2023. Tại TP.HCM, giá sơ cấp sản phẩm thấp tầng đạt trung bình 310 triệu/m2, tăng 13% theo năm. Chuyên gia từ batdongsan.com.vn nhận định, nếu năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là "ngôi sao" thì 2025, vị trí này sẽ thuộc về phân khúc thấp tầng. Cụ thể, từ quý I đến quý IV/2024, đây là thời điểm đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, động thái thăm dò dần xuất hiện trở lại, sự ưu tiên xoay quanh phân khúc ở thực, pháp lý bảo đảm. Do đó, phân khúc chung cư được quan tâm. Bước sang quý IV/2024 đến quý II/2025, thị trường vào giai đoạn củng cố, nhà đầu tư yên tâm với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Nhu cầu sẽ dịch chuyển về các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng bền vững như biệt thự, nhà phố, đất nền. Một trong những động thái nổi bật của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ mới đó chính là chuyển hướng dòng tiền sang những khu vực đang phát triển, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, thay vì tập trung vào khu vực trung tâm như những chu kỳ trước. Đây được xem là xu hướng tất yếu khi quỹ đất nội đô đã dần trở nên cạn kiệt, giá nhà neo cao, thậm chí vượt xa giá trị thực. Trong bối cảnh đó, các khu đô thị vệ tinh quy mô lớn, quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối thuận lợi… đang tạo nên làn sóng mới. Đơn cử tại khu vực phía Nam, từ năm 2021 đến nay, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang dần tăng cao cả về nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Đáng chú ý, cùng với những chuyển động tích cực của các công trình giao thông kết nối toàn bộ vùng Đông và Tây Nam Bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, bất động sản vệ tinh hưởng lợi lớn. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính, giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.Dấu ấn nổi bật trong bản đồ bất động sản vệ tinh phía Nam phải kể đến khu đô thị tích hợp Waterpoint, do Nam Long và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) phát triển. Khu đô thị có quy mô lên đến 355ha, tọa lạc ngay điểm giao đầu tiên giữa Long An và TP.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 30 phút di chuyển. Dự án được bao bọc bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, mang đến những giá trị hiếm có về tầm nhìn và cảnh quan, môi trường sống khi quỹ đất ven sông đang ngày càng đắt đỏ.Yếu tố tiếp theo tạo giá trị khác biệt cho Waterpoint là hệ sinh thái tiện ích đa dạng, "tất cả trong một" giao hòa cùng thiên nhiên sinh thái, đáp ứng trọn nhu cầu sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí. Hàng loạt tiện ích đẳng cấp như tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện rộng 3ha, đường đạp xe, đường chạy bộ, trường song ngữ quốc tế, siêu thị thực phẩm, phòng khám đa khoa, làng văn hóa Việt - Nhật... đã đi vào vận hành, gia tăng giá trị trải nghiệm và giá trị bất động sản bên trong khu đô thị.Thời gian qua, Waterpoint cũng dần trở thành điểm đến hút khách của các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí. Mới đây nhất, chương trình Xúc tiến thương mại Xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Long An và các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng đã diễn ra tại Waterpoint. Đây là minh chứng cho sức sống của một đại đô thị được quy hoạch, phát triển bài bản, góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo, tầm vóc khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu an cư với chất lượng sống cao, thu hút cư dân về ở và tạo giá trị gia tăng bền vững. Động lực quan trọng tạo đà tăng trưởng cho các dự án đô thị vệ tinh phía Nam nói chung và Waterpoint nói riêng còn đến từ hệ thống giao thông liên vùng đang được xúc tiến triển khai. Tuyến Vành đai 3 dự kiến thông xe từng đoạn trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026; cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến mở rộng từ 6-8 làn xe trong quý II/2025; cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến qua Long An và cuối tuyến ở Đồng Nai sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2025… giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối linh hoạt đô thị vệ tinh với đô thị hạt nhân, đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng phụ cận.Với giới đầu tư thông thái luôn nhìn thấy cơ hội trong tương lai, sản phẩm biệt thự, nhà phố nằm trong hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích không ngừng hoàn thiện không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp, chất lượng mà còn sở hữu kênh tích sản tiềm năng. Đó cũng là lý do tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint thuộc compound phong cách Nhật The Aqua nằm bên Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha và compound Park Village - "ngôi làng châu Âu" giữa phân khu Central Park.